suy ngẫm,

Kỳ tích sông Hàn - chuyện kể về một quốc gia phi thường

Tuan Anh Ho Dien Tuan Anh Ho Dien Follow Mar 13, 2024 · 4 mins read
Kỳ tích sông Hàn - chuyện kể về một quốc gia phi thường
Share this

Giới thiệu

“Kỳ tích sông Hàn” - một từ không quá xa lại với mọi người, với ý nghĩa nói về sự tiến bộ phi thường của Hàn Quốc. Từ một quốc gia khốn khó và bị tàn phá do chiến tranh, Hàn Quốc đã trở thành một “con hổ châu Á”. Sông Hàn, chảy êm đềm qua thủ đô Seoul, ngoài việc là một phần của lịch sử, nó còn thể hiện sự phát triển đáng kinh ngạc của quốc gia này xuyên suốt quá trình dựng nước.

Hành trình từ tro tàn

Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên vào những năm 1950-1953, Hàn Quốc chịu đựng những hậu quả nặng nề, khiến nền kinh tế của họ đổ vỡ. GDP trung bình đầu người lúc đó chỉ vỏn vẹn 67 USD, thấp hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia ở châu Phi. Hậu quả của cuộc chiến lan tràn khắp mọi mặt của đời sống, với cơ sở hạ tầng đổ nát, con người Hàn Quốc rơi vào hoàn cảnh khốn khó và nghèo đói.

Bước ngoặt lịch sử

Năm 1961, Tổng thống Park Chung-hee đã tiếp quản quyền lực tại Hàn Quốc và đặt nền móng cho một chiến lược phát triển kinh tế tập trung vào xuất khẩu. Bằng cách thúc đẩy xuất khẩu cộng với sự quyết tâm của người dân Hàn, nước này đã từng bước thúc đẩy phát triển nền công nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nhanh chóng. Chính sách này đã tạo ra một cú hích mạnh mẽ, giúp Hàn Quốc chuyển đổi từ một quốc gia nông nghiệp sang một quốc gia công nghiệp. Qua việc tập trung xây dựng các ngành công nghiệp chính như điện tử, ô tô, và thép, Hàn Quốc đã trở thành một trong những người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghiệp toàn cầu. Sự tập trung vào xuất khẩu và công nghiệp hóa đã mang lại những lợi ích kinh tế đáng kinh ngạc cho Hàn Quốc. Từ việc tăng trưởng GDP, nâng cao mức sống, giảm độ nghèo, đến tạo ra việc làm cho hàng triệu người dân. Tiến bộ kinh tế của Hàn Quốc trong giai đoạn này đã làm nổi bật đất nước này trên bản đồ thế giới và khẳng định tầm ảnh hưởng của nó trong cộng đồng quốc tế. Câu nói nổi tiếng nhất của Park Chung-hee trong giai đoạn này là: “Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng.”

Sự trỗi dậy mạnh mẽ

Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu kinh tế ấn tượng chỉ trong vài thập kỷ. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Hàn Quốc đã trở thành một cường quốc công nghiệp, xếp thứ 10 trên thế giới về GDP. Điều này là kết quả của việc tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp quan trọng và những thương hiệu nổi tiếng như Samsung, LG, Hyundai đã lan tỏa và chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Hay còn gọi là các Chaebol – các tập đoàn tài phiệt gia đình trị. Ban đầu các tập đoàn này muốn tham gia vào việc quản lý của ngân hàng trong Hàn Quốc, tuy nhiên Park Chung-hee đã mạnh tay đàn áp, sau đó, các tập đòan này dần chuyển hướng sang các lãnh vực công nghiệp khác và trở thành đầu tư kinh tế của đất nước. Các thương hiệu Hàn Quốc đã góp phần tạo dựng hình ảnh nền kinh tế Hàn Quốc mạnh mẽ và đáng tin cậy trên thế giới. Samsung và LG trong lĩnh vực điện tử đã trở thành những nhà lãnh đạo trong công nghệ và thị trường điện tử toàn cầu. Hyundai cũng đi đầu trong lĩnh vực ô tô.

Bài học kinh nghiệm

“Kỳ tích sông Hàn” mang lại cảm hứng cho tinh thần dân tộc và sự lãnh đạo sáng suốt của Park Chung-hee, tuy kết thúc không có hậu cho vị lãnh đạo vì tính độc tài của mình, nhưng kết quả mà ông mang lại cho đất nước Hàn Quốc là cả một sự vươn cao mạnh mẽ của của con Hổ Châu Á. Điều quan trọng là người dân của đất nước này tất cả vì tinh thần dân tộc và cống hiến hết mình vì sự phát triển chung của đất nước. Sự lãnh đạo sáng suốt với những chính sách hợp lý, kèm với sự quyết tâm không bỏ cuộc đã biến Hàn Quốc thành một hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tuan Anh Ho Dien
Written by Tuan Anh Ho Dien
Hi, I am a simple person, love learning and sharing my experience with everyone